Vấn đề đi lại sinh hoạt của người khuyết tật thường sẽ khó khăn hơn người bình thường rất nhiều. Chính vì thế, việc thiết kế nhà vệ sinh cho những người thuộc đối tượng này cũng cần nhiều lưu ý. Mời bạn đọc cùng bài viết dưới đây tìm hiểu thông tin cụ thể nhé!
Tiêu chuẩn về mặt sàn nhà vệ sinh cho người khuyết tật
Đối với người khuyết tật, vấn đề đảm bảo an toàn là vấn đề ưu tiên hàng đầu. Chính vì thế, khi thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật phải lưu ý vấn đề chống trơn trượt cho mặt sàn để những người khuyết tật có thể dễ dàng di chuyển bằng chân hoặc xe lăn. Sử dụng gạch có bề mặt nhám, không quá gồ ghề mà có khả năng thoát nước sẽ giải quyết được vấn đề này.
Tiêu chuẩn về cửa ra vào và diện tích nhà vệ sinh
Cửa ra vào của nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật sẽ phải có độ rộng phù hợp để cho xe lăn đi qua. Với 3 mẫu thiết kế nhà vệ sinh khác nhau sẽ có 3 tiêu chuẩn cửa khác nhau, cụ thể như sau:
Nhà vệ sinh có lối vào song song, kích thước nhà vệ sinh không được nhỏ hơn 1500mm*1450mm
Nhà vệ sinh với lối đi thằng:
Đối với cửa mở vào trong kích thước nhà vệ sinh không được nhỏ hơn 2700*1000mm
Đối với cửa mở ra ngoài kích thước nhà vệ sinh không được nhỏ hơn 1900*1000mm
Nhà vệ sinh có 1 lối đi
Với nhà vệ sinh có 1 lối đi thì kích thước tối thiểu phải đạt 1500*1450mm
Nên sử dụng loại cửa xếp hoặc cửa kéo lùa để người khuyết tật có thể kéo mở dễ dàng.
Tiêu chuẩn về bồn cầu
Với người khuyết tật, chiều cao bồn cầu nên thiết kế cao hơn mặt đất là 450mm để tiện sử dụng.
Hiện nay, với công nghệ hiện đại, sử dụng bồn cầu thông minh là lựa chọn cực kỳ tuyệt vời. Ứng dụng cơ chế đóng mở tự động, điều chỉnh được độ cao, và hàng loạt những chức năng như tự động phun rửa, massage, làm ấm được cài đặt và điều chỉnh thông qua điều khiển cầm tay. Đây sẽ là công cụ đắc lực giúp người khuyết tật tự tin hơn trong việc vệ sinh cá nhân mà không phải nhờ đến sự hỗ trợ của người khác, giúp họ chủ động và thoải mái hơn với cuộc sống thường ngày.
Một vấn đề cần lưu ý là xung quanh bồn cầu nên có tay vịn, để người khuyết tật có thể sử dụng đứng lên ngồi xuống một cách dễ dàng. Chiều dài tay vịn tối thiểu là 1m, chiều cao tối
thiểu là 90cm.
Tiêu chuẩn về khu vực chậu rửa lavabo
Chiều cao tiêu chuẩn cho chậu rửa lavabo là 70cm và không vượt quá 85cm
Vì với chiều cao này, sẽ thuận tiện cho người khuyết tật có thể ngồi xe lăn để rửa tay, họ cũng có thể đứng hoặc cúi để vệ sinh tay như người bình thường. Đồng thời cần thiết kế khoảng trống phía dưới chậu rửa để xe đẩy tiến vào gần được vị trí rửa tay.
Tiêu chuẩn về khu vực vòi sen tắm
Khu vực tắm của người khuyết tật cũng cần có những lưu ý, để người khuyết tật chủ động được trong sinh hoạt hàng ngày:
Sen tắm có thể di chuyển độ cao linh hoạt, chiều cao cụ thể trong tầm 1-1.1m tính từ sàn nhà. Hiện nay, sử dụng sen cây với độ cao được dịch chuyển và kèm thêm 1 bát sen tắm thường, người khuyết tật dễ dàng sử dụng được cả 2 cách tắm.
Ghế tắm nên được lắp đặt với chiều cao 45-50m tính từ sàn nhà, độ rộng 60-75cm. Ghế ngồi tắm cũng cần được thiết kế tay vịn để người khuyết tật có thể đứng lên ngồi xuống được.
Kệ để đồ cũng cần được treo cách mặt đất 90cm-1m để người khuyết tật dễ dàng với đồ cần dùng.
Chậu rửa lắp gương cũng có chiều cao tương tự 1.05m
Tiêu chuẩn với tay vịn
Xung quanh bồn cầu cần lắp tay vịn nằm ngang bởi đây là khu vực cần sự đứng lên ngồi xuống. Chiều dài tối thiểu của tay vịn là 1m, Cách mặt tường phía sau là 300mm, độ cao tính từ sàn là 900mm
Ngoài lắp tay vịn gắn tường, có thể thiết kế thêm tay vịn di động, giúp người khuyết tật di chuyển được ở mọi địa điểm. Tay vịn này có chiều cao cao tầm 1,7-1m8, tay nắm thuận tiện, chân đứng chắc chắn. Đặc điểm của tay vịn này là có thể di chuyển ở mọi góc trong nhà vệ sinh, khi sử dụng thiết bị này, người khuyết tật vẫn có thể sinh hoạt chung cùng với gia đình
Tính nhân văn trong việc thiết kế nhà vệ sinh cho người khuyết tật chính là mong muốn giúp người khuyết tật có thể tự chủ trong công việc của mình, để họ cảm thấy mình vẫn có ích, tự tin vui sống.
Mong rằng với những chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu hơn về thế giới của người khuyết tật để cảm thông và chia sẻ với họ những khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Tham khảo bài viết: https://korest.vn/tieu-chuan-thiet-ke-nha-ve-sinh
Comentarios